35 tỉnh, thành phố báo cáo về di sản trong Danh sách đại diện của UNESCO

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 800/BVHTTDL-DSVH gửi UBND 35 tỉnh, thành phố về việc xây dựng Báo cáo định kỳ quốc gia về thực hiện Công ước 2003 đối với di sản trong Danh sách đại diện của UNESCO.

 
 
Nhã nhạc Cung đình Huế cũng nằm trong danh sách các di sản phải báo cáo Ảnh: Internet.
 
Theo đó, các tỉnh, thành phố cần xây dựng báo cáo gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long.
 
Theo định kỳ (6 năm/lần đối với di sản trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), Việt Nam phải gửi Báo cáo quốc gia năm 2018 UNESCO trước 15/12/2017 đối với các di sản sau:
 
1. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông);
 
2. Nhã nhạc, Âm nhạc cung đình Việt Nam (Tỉnh Thừa Thiên – Huế);
 
3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh (Các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang);
 
4. Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc (Thành phố Hà Nội);
 
5. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (Tỉnh Phú Thọ);
 
6. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (Các tỉnh/thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long);
 
7. Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh);
 
8. Nghi lễ và trò chơi Kéo co (Các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai);
 
9. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Tỉnh Nam Định).
 
 
Xuân Thảo
 
 
Theo Báo Hải Quan

Có thể bạn quan tâm: